Nếu ai nuôi gà đá chắc chắn sẽ hiểu, có rất nhiều loại bệnh gà có thể mắc phải và làm giảm năng suất chăn nuôi. Gà chọi bị bệnh đường ruột cũng là một loại bệnh hết sức phổ biến và thường gặp ở các trang trại. Vậy loại bệnh này có dấu hiệu và cách phòng tránh như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi ở bài viết thú vị này nha.
Gà chọi bị bệnh đường ruột là như thế nào?
Gà chọi bị bệnh đường ruột rất phổ biến ở các trang trại chăn nuôi gà chọi. Có một tên gọi phổ biến cũng được nhiều người dùng đó là bệnh bạch lỵ ở gà. Còn với những chú gà chọi trên 3 tháng tuổi còn được gọi là thương hàn. Là hiện tượng gà bị nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn trong đường ruột. Đường ruột của gà bị ảnh hưởng trực tiếp và dẫn đến suy nhược cơ thể, còi cọc và chậm lớn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi.
Khi gà chọi bị mắc bệnh đường ruột thì cũng dễ bị mắc thêm những loại bệnh khác và chuyển sang giai đoạn cấp tính và chết. Tỷ lệ chết của gà khi mắc bệnh khá là cao, vì vậy hãy phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Một số bệnh ruột gà phổ biến và chi tiết hơn như bệnh viêm ruột hoại tử bệnh cầu trùng, bệnh thương hàn, bệnh ecoli, bệnh đầu đen hoặc giun sán… Mỗi mầm bệnh có mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng đều có tỷ lệ làm gà chết rất cao khi nhiễm bệnh.

Gà chọi bị bệnh đường ruột nhận biết như thế nào?
Tùy vào từng loại bệnh đường ruột mà có những triệu chứng riêng. Tuy nhiên, sẽ có những đặc điểm chung của tất cả những loại bệnh đường ruột. Đầu tiên một dấu hiệu đặc trưng nhất đó là kém ăn, chậm lớn và bị tiêu chảy cả ngày. Bạn cần phải nhận biết được những dấu hiệu lâm sàng nhất thì sẽ biết được bệnh cực chuẩn.
Với riêng gà chọi, ở các trận đá gà mộc bài, đá gà trực tiếp, đá gà thomo, đá gà campuchia nếu có gà mắc bệnh là sẽ nhận ra được ngay. Các triệu chứng cụ thể và đặc thù cho từng loại bệnh khi gà chọi bị bệnh đường ruột như sau:
Bệnh viêm ruột hoại tử
Khi bạn nhận thấy gà đi ngoài phân có dính máu, gà chọi bị thâm tím, ruột bị hoại tử. Đối với gà chọi, khi bạn xem đá gà trực tiếp của các chiến kê thì sẽ thấy chúng bị suy giảm sức mạnh, mào gà bị tím và thâm.
Bệnh thương hàn, bạch lỵ
Hai tên nhưng nói chung là một loại bệnh. Gà trên 3 tuần tuổi mới được gọi là thương hàn. Triệu chứng đặc biệt để có thể nhận thấy được đó là gà chọi đi ngoài có phân trắng vàng, còn gà con thì có triệu chứng phân dính hậu môn.
Bệnh cầu trùng:
Gà đi ngoài phân có dính bọt và lẫn máu tươi như màu máu của cá. Gà có biểu hiện co giật và chết.

Bệnh đầu đen
Gà đi ngoài bị phân loãng màu vàng trắng hoặc vàng xanh, đầu và mào bị thâm tím.
Bệnh giun sán
Là bệnh mà gà vẫn sống được một thời gian khá dài từ thời gian bắt đầu nhiễm bệnh. Gà sẽ không chết luôn mà sẽ chậm lớn và còi cọc, cơ thể bị suy yếu dần dần. Một số trường hợp nặng hơn sẽ khiến gà bị đau mắt, chảy máu và nước mắt. Có thể nhìn thấy sán ở niêm mạc gà.
Bệnh rối loạn tiêu hóa do thức ăn
Đây là một loại bệnh phổ biến và nhẹ nhất ở các loại bệnh đường ruột. Ngoài triệu chứng là phân loãng chảy thì không có thêm một triệu chứng nào khác. Gà chán ăn chỉ một vài hôm và đi ngoài phân loãng.
Cách chữa trị hiệu quả gà chọi bị bệnh đường ruột
Khi đã biết được những triệu chứng của bệnh thì người chăn nuôi cần phải nắm được những cách chữa bệnh để giảm thiểu thiệt hại nhất có thể. Tùy vào từng loại bệnh sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Các bạn có thể tham khảo một số như sau:

Gà chọi bị bệnh đường ruột hoại tử
Là một loại bệnh phổ biến, nên quy trình chữa trị cho gà cũng khá là đơn giản. Một số kháng sinh được sử dụng cho trường hợp này đó là Enrofloxacin hoặc Hanquinol hoặc Amoxicillin. Thời gian điều trị cho gà cần kéo dài liên tục trong 5 ngày.
Ngoài việc cho uống kháng sinh, bạn nên bổ sung cho gà những loại vitamin tổng hợp, các loại men tiêu hóa đường ruột, chất điện giải để thể trạng của gà khỏe hơn, nhanh hồi phục hơn.
Bệnh thương hàn, bạch lỵ
Cũng là một loại bệnh gặp thường xuyên ở gà, rất dễ chữa. Với bệnh này, việc đầu tiên là cần phải giữ ấm cho đàn gà, tránh gió lùa lạnh. Dùng thuốc EnroFloxacin hoặc Neomycin hoặc Neoxin hoặc Ampicoli để điều trị cho hiệu quả. Tuy nhiên cần hết sức chú ý liều lượng cho từng đối tượng gà theo ngày tuổi. Sử dụng thuốc từ 3 đến 5 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh cầu trùng
Khi gà chọi bị bệnh đường ruột này, bạn có thể dùng một trong những loại thuốc như Diclacoc, ESB3 hay Diclazuzin. Cũng tương tự các loại thuốc khác là sử dụng trong vòng khoảng 5 ngày và liều dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh Ecoli ở gà chọi
Với loại bệnh này, bạn có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau. Kết hợp thuốc Florfennicol và Doxycylin cho gà dùng trong 5 ngày để có được hiệu quả cao nhất. Đây đều là những loại thuốc rất dễ kiếm trên thị trường. Tuy nhiên bạn cũng có thể kết hợp thuốc Oxytetracyclin hoặc Lincospecto để thay thế.
Bệnh giun sán đường ruột ở gà chọi
Bệnh này cực kì dễ xử lý, bạn nên ra tiệm thuốc thú y để mua loại đặc trị tẩy giun cho gà về tẩy cho chúng là được ngay. Theo nhiều ý kiến của chuyên gia thì bạn nên tẩy giun 2 lần liên tục cách nhau 4 ngày để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Gà chọi bị bệnh đường ruột do tiêu hóa thức ăn
Để điều trị bệnh này, trước tiên bạn cần phải kiểm tra lại quy trình cho gà ăn, uống. Phòng trường hợp gà bị tiêu chảy bạn cần phải cho gà uống ngay thuốc rối loạn tiêu hóa. Gà cũng có thể sử dụng thuốc tiêu chảy ở người như Berberin với liều dùng là 1 đến 2 viên là đủ. Uống mỗi ngày 2 lần trong 2 đến 3 ngày.
Cách phòng tránh gà chọi bị bệnh đường ruột hiệu quả
Bệnh đường ruột ở gà là rất phổ biến nên các bạn cần phải có những biện pháp phòng tránh kịp thời để giảm bớt thiệt hại. Chúng tôi tổng hợp được một số biện pháp hữu hiệu như sau:

- Vệ sinh thông thoáng và sạch sẽ hệ thống chuồng trại, không để xảy ra tình trạng bí bách,
- Kiểm tra kĩ thức ăn của gà trước khi cho ăn, cho gà uống nước cũng vậy.
- Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên để đảm bảo điều kiện môi trường tốt nhất cho đàn gà. Chống nóng cho gà kịp thời khi gặp phải thời tiết nắng nóng nhiều ngày.
- Thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho gà để nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng khẩu phần ăn cho gà có lượng protein thấp hoặc nguồn protein gà dễ tiêu hóa được. Kết hợp với các loại men tiêu hóa, chế phẩm sinh học để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các loại vi khuẩn trong đường ruột làm cho gà chọi bị bệnh đường ruột.
- Nên tiêm vacxin định kỳ cho gà để phòng bệnh một cách tốt nhất có thể.
- Tuân thủ hoàn toàn các quy định khi chăn nuôi, tiến hành diệt cầu trùng cho gà kể từ khi được 3 đến 5 ngày tuổi.
Và trên đây là những thông tin về gà chọi bị bệnh đường ruột mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng lượng kiến thức này sẽ thật sự bổ ích. Hãy đảm bảo một quy trình chăn nuôi thật chuyên nghiệp để có được năng suất cao nhất nhé.