Gà Bị Thâm Mào Là Đang Bị Bệnh Gì, Nguy Hiểm Hay Không?

Tình trạng gà bị thâm mào là một biểu hiện vô cùng dễ gặp mỗi khi trái mùa. Vậy nên, những người nuôi gà cần chú ý đến nó để kịp thời phát hiện và phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm có thể gặp. Vậy, gà bị tím mào là biểu hiện của những bệnh lý nào? Nếu bạn vẫn chưa biết nguyên nhân gà bị tím mào thì cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Một số nguyên nhân khiến gà bị thâm mào

Mào của gà không tự nhiên mà bị biến đổi màu, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Khi xem đá gà trực tiếp, nếu bạn thấy gà bị tím mào mà không biết nó bị bệnh gì thì cùng đọc những thông tin sau đây. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị tím mào mà bạn cần biết: 

Gà bị thâm mào là do bị bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân khiến gà bị tím mồng phổ biến nhất đó là do gà bị bệnh tụ huyết trùng. Bệnh này là một bệnh thường gặp ở gà, nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng là do vi khuẩn Pasteurella multocida. Loại vi khuẩn này có thể bắt gặp tại tất cả các giống gà và tất cả các lứa tuổi của gà. 

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà. Triệu chứng chủ yếu của bệnh tụ huyết trùng là:

  • Gà bị xệ cánh hoặc qua đời một cách đột ngột
  • Gà có biểu hiện sốt, chán ăn, tiêu chảy và miệng thường xuyên chảy dịch
  • Gà bị thâm mồng, màu da tím tái
  • Gà có mắt sưng, thường xuyên chảy nước mắt, nước mũi và khó thở. 
  • Bới những biểu hiện trên, nếu để lâu, gà sẽ qua đời trong tình trạng đau đớn. Nghiêm trọng hơn, cả bầy đàn đều sẽ bị như vậy vì đây là bệnh truyền nhiễm. 
Gà thâm mào do bị tụ huyết trùng
Gà thâm mào do bị tụ huyết trùng

Gà bị tím mồng là do bị bệnh đầu đen

Một nguyên nhân khác khiến cho gà bị thâm mào là do gà bị bệnh đầu đen. Đây cũng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không kém gì bệnh tụ huyết trùng kể trên. 

Nguyên nhân gây ra bệnh này là gà bị nhiễm ký sinh trùng có tên là Histomonas Meleagridis. Sở dĩ gà bị nhiễm ký sinh này là do tiếp xúc hoặc ăn phải trứng giun đất hoặc giun tròn chứa ký sinh. Đối với bệnh đầu đen, không phải loại gà nào cũng sẽ nhiễm. Mà bệnh này chỉ phổ biến ở gà có cách nuôi chăn thả mà thôi.

Biểu hiện của gà khi bị bệnh đầu đen là:

  • Gà trở nên lờ đờ, xã cánh và xù lông
  • Gà có biểu hiện sốt cao, run rẩy. Chúng thường đứng rụt cổ ở nơi có nắm ấm, đầu rúc vào cánh. 
  • Gà đi ngoài ra sáp vàng hoặc sáp đen, thậm chí là có máu trong phân. 
  • Đối với gà bị bệnh nặng, chúng sẽ bị thâm mào và vùng da đầu có màu xám, bỏ ăn và chết dần chết mòn. 

Khi gà bắt đầu có biểu hiện thâm mào, đó là lúc chúng đã đến giai đoạn cuối. Nếu bạn xem đá gà mà bắt gặp những chú gà như vậy thì không nên đặt cược vào. 

Gà bị tím mào do bị bệnh đầu đen
Gà bị tím mào do bị bệnh đầu đen

Gà bị thâm mào là do bị bệnh cúm

Bệnh cúm cũng là một nguyên nhân khiến cho gà bị thâm mào. Bệnh cúm gia cầm là một bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, con người đã tìm ra các loại thuốc để chữa lành bệnh dịch này. Vậy nên bạn có thể cứu được gà của mình khi mắc bệnh cúm. 

Bệnh cúm là bệnh do các họ vi rút ARN gây ra. Chúng có rất nhiều loại, trong đó nguy hiểm nhất là loại type A – nguyên chân chính gây ra cúm gia cầm. Bệnh cúm có 4 nhóm bệnh gây ra bởi nhóm virus như sau:

  • Virus có độc lực lớn và gây chết gà với tỷ lệ 100%
  • Virus có độc lực vừa và gây chết gà với tỷ lệ 5-97%
  • Virus có độc lực thấp và gây chết gà với tỷ lệ dưới 5%
  • Virus không có độc lực. 
Xem thêm  Cách Nuôi Gà Không Bị Bệnh Chỉ Với 4 Lưu Ý Tại Sv88

Bệnh cúm gia cầm này xuất hiện ở mọi chủng loại và lứa tuổi của gà. Biểu hiện của nó có thể dễ nhận thấy như:

  • Gà chết một cách đột ngột và hàng loạt
  • gà có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, chán ăn, ít sinh sản, tiêu chảy
  • Gà bị thâm mào, da thân và da chân bị thâm huyết nặng
  • Gà không thể đi đứng vững vàng, mất thăng bằng, đôi khi co giật
Gà bị thâm mồng do bị bệnh cúm
Gà bị thâm mồng do bị bệnh cúm

Gà bị tím mào do bị thiếu dinh dưỡng

Một nguyên nhân khiến gà bị thâm mào mà người nuôi ít để ý là do gà bị thiếu chất. Thiếu chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân cốt lõi khiến gà bị thâm mồng. Thiếu dinh dưỡng không những là do không cung cấp đủ chất cho gà mà còn do thức ăn không đảm bảo. Nếu gà ăn phải các loại thức ăn chất lượng tồi, không đủ chất thì sẽ bị tình trạng tím mào.

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà là vitamin và khoáng chất. Hai loại chất này đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc tạo nên khung xương và sức đề kháng của gà. Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì việc gà bị ốm o, yếu ớt là dễ hiểu.

Đặc biệt, việc cung cấp các chất bổ máu cho gà là rất cần thiết. Thiếu máu chính là một nguyên nhân khiến gà bị tím mào. Vậy nên, bạn cần bổ sung sắt, đồng cho gà để bổ máu. 

Cách xử lý các trường hợp gà bị thâm mào

Gà bị tím mào do nhiều nguyên nhân như vậy thì cần xử lý như thế nào? Đối với mỗi nguyên nhân sẽ có một số biện pháp xử lý khác nhau. Sau đây là những biện pháp để điều trị cho gà khi bị thâm mào. 

Xử lý khi gà bị thâm mào do bệnh tụ huyết trùng

Nếu gà bị thâm mào là do nó bị bệnh tụ huyết trùng thì bạn có thể chữa trị như sau: 

Gà bị tụ huyết trùng cần được chữa bằng 1 trong 3 loại thuốc, đó là: 

  • Thuốc Mebi-amoxtin Ac với chỉ định là 1g/1 lít nước, duy trì uống trong 5 ngày. 
  • Thuốc Terra-neocin với chỉ định là 2g / 1 lít nước uống, duy trì uống trong 5 ngày.
  • Thuốc Mebi-flor 20% với chỉ định là 1ml / 1 lít nước uống, duy trì uống trong 5 ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chẳng hạn như thuốc Gentamox để tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thuốc thảo dược để hạ sốt, tiêu viêm và tăng đề kháng cho gà. 

Lưu ý, trước khi điều trị bằng thuốc, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ và người bán để sử dụng thuốc đúng đắn. 

Chữa trị gà bị tụ huyết trùng
Chữa trị gà bị tụ huyết trùng

Xử lý khi gà bị tím mào do bệnh đầu đen

Nếu gà bị thâm mào là do bệnh đầu đen thì có thể áp dụng cách sau đây để xử lý. Bạn cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh và vitamin để cho gà uống. Công thức như sau: 2ml sul depot, 1 gói hepaton, 1 gói T cúm gia súc, 1 gói super vitamin. Sau đó, bạn trộn chúng vào 1 lít nước và cho gà uống trong 5 ngày. 

Nếu bạn không tìm thấy các loại thuốc trên thì có thể sử dụng VIP – mono cox hoặc Doxy 50% để điều trị. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo thú y để mua thuốc đúng để điều trị cho gà. 

Xử lý khi gà bị tím mào do bệnh cúm

Nếu gà bị thâm mào là do bệnh cúm, bạn cần cẩn thận xử lý. Nếu gà mắc phải bệnh cúm thì khả năng phải tiêu hủy là 100%. Việc tiêu hủy phải được giám sát của cơ quan thú y ở địa phương để đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn cần thực hiện phun thuốc tiêu độc khử trùng để tránh lây nhiễm. 

Cách phòng ngừa gà bị thâm mào

Hậu quả của việc gà bị thâm mào là rất lớn vì nó tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa việc này? Bạn có thể tiến hành phòng gà bị tím mào như sau:

  • Sát trùng, vệ sinh chuồng gà và dụng cụ chăn nuôi
  • Đảm bảo sự khô ráo cho chuồng trại vào mùa hè, đảm bảo ấm áp chuồng vào mùa đông
  • Đảm bảo cung cấp cho gà đủ dinh dưỡng
  • Nuôi gà riêng biệt với các vật nuôi khác
  • Tiêm phòng vắc xin đều đặn

Nếu gà được nuôi trong điều kiện như trên thì sẽ khó có khả năng bị thâm mào. Và chúng cũng đạt được sức khỏe tốt để tham gia các loại đá gà như đá gà thomo hay đá gà Campuchia. 

Cách phòng ngừa gà bị thâm mồng
Cách phòng ngừa gà bị thâm mồng

Như vậy, bạn vừa tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng gà bị thâm mào. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức chăn nuôi hữu ích. Nếu nắm rõ các biểu hiện trên, bạn cũng sẽ không chọn sai chiến kê khi tham gia chơi đá gà mộc bài hay các loại đá gà khác. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *