Gà bị bệnh Marek là một loại bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh. Nếu không hiểu đúng và tìm được phương pháp điều trị chính xác sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ cung cấp tới kê sư một số cách nhận biết và phòng bệnh Marek hiệu quả ở bài viết này. Mời độc giả tham khảo.
Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh Marek là gì?
Gà bị bệnh Marek lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1906 bởi Jozsef Marek với tên gọi chứng viêm đa dây thần kinh. Mãi đến năm 1926 bác sĩ thú y người gốc Hungary mới xác định được được nguyên nhân là do virus.
Virus họ Herpesviridae
Bệnh Marek ở gà được Biggs và Churchill xác định do virus thuộc nhóm Herpes B gây ra vào năm 1967. Tính đến thời điểm hiện tại đã tìm ra được 3 chủng và serotype 1 là nguy hiểm nhất bởi nó có khả năng tạo khối u gây độc lực. Vi rút gây bệnh này có thể tồn tại 6 tháng trong phân gà hay 4 – 5 tháng trong nang lông gà. Do đó, người nuôi cần lưu ý về sinh chuồng trại khi phòng bệnh.
Loại virus này có thể bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường và bị bất hoại bởi pH = 11 hoặc pH = 3 khoảng 10 phút. Nhiệt độ càng cao thì vi rút gây bệnh Marek chết càng nhanh. Tuy nhiên, virus tồn tại trong nang lông hay phân của gà thường rất lâu (từ 6 tháng đến 1 năm).

Gà bị bệnh Marek thông qua đường lây truyền nào?
Bệnh Marek ở gà thường lây truyền thông qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe. Do mầm bệnh nằm trong nang lông, trong bụi hay vảy da gà bong tróc của gà bệnh. Bên cạnh đó, loại bệnh này có thể lây qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Hoặc những chiến kê có tiếp xúc với nhau trong các trận đá gà thomo, đá gà trực tiếp hay đá gà campuchia, …
Do đó, bệnh Marek nhanh chóng lây lan giữa con gà bị bệnh và gà bình thường. Tuy nhiên, bệnh này sẽ không lây từ gà mẹ sang trứng. Đặc biệt, gà con một ngày tuổi dễ cảm nhiễm và thường phát tác bệnh sau 6 tuần tuổi. Vì vậy, kê sư cần nhận biết sớm triệu chứng để có những biện pháp xử lý phù hợp tránh lây sang các đàn khác trong trại.
Các triệu chứng khi gà bị bệnh Marek
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và tuổi của gà mà bệnh Marek có các triệu chứng khác nhau. Loại bệnh ở gà này chủ yếu biểu hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính
Thường xảy ra chủ yếu với gà từ 6 – 9 tuần tuổi hoặc có thể sớm hơn. Gà bệnh chết một cách đột ngột và chưa có biểu hiện thần kinh cục bộ. Tỷ lệ chết của bị bệnh có thể lên đến 60 – 70% phụ thuộc vào độc lực của virus, độ tuổi hoặc đường lây truyền.
Những biểu hiện thường thấy là: gà bị liệu do cơ đùi sưng to, ngón chân chụm lại với nhau. Hay gà thường xuyên bỏ ăn, ủ rũ và đi ngoài phân lỏng. Chân gà duỗi thẳng một trước một sau khi bệnh trở nặng. Bên cạnh đó, gà bị bệnh Marek xuất hiện triệu chứng khó thở, thở nhanh, mắt bị mù.
Bệnh tích xuất hiện trên các khối u ở tim, gan, thận, lá lách, phổi, buồng trứng, dịch hoàn, dạ dày tuyến. Các khối u này thường có hình hạt, màu trắng, tràn lan không có ranh giới với tổ chức bình thường.

Thể mãn tính
Thể mãn tính thường thấy ở gà có độ tuổi từ 2 – 7 tháng tuổi. Có 2 trường hợp xảy ra ở thể này như sau:
- Thể thần kinh: Gà bệnh đi lại khó khăn, có hiện tượng liệt nhẹ rồi dần dần không đi lại được nữa. Đuôi có thể bị rũ xuống hoặc nghiêng hẳn sang một bên. Gà sã cánh 1 hoặc cả 2 bên.
- Thể viêm mắt: Trong nhiều ở dịch, gà thường có hiện tượng viêm mắt nhẹ ban đầu, rất mẫn cảm với ánh sáng và chảy nước mắt trong. Dần dần gà bị viêm màng mắt tiếp hợp rồi chuyển sang giai đoạn viêm mống mắt. Mủ trắng đóng đầy khóe mắt dẫn đến việc nhìn kém, khó mỏ trúng thức ăn và cuối cùng có thể bị mù.
Cách điều trị gà bị bệnh Marek hiệu quả
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho gà bị bệnh Marek do virus họ Herpesviridae type B gây ra. Tuy nhiên, để có thể điều trị và phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, người nuôi gà có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tiêm vắc xin cho gà: Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất thời điểm hiện tiện. Việc tiêm vaccine cho gà giúp kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại virus. Qua đó, gà có thể giảm thiểu tỷ lệ tử vong và các loại bệnh tật. Tuy nhiên, bạn phải theo dõi sát sao xem đá gà có hoạt động bình thường hay không để có những phương án giải quyết kịp thời.
- Dùng thuốc kháng sinh: Kê sư cũng nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Gentacostrim trộn trong thức ăn hoặc pha với nước theo tỷ lệ 1g/2l. Nhằm ngăn ngừa và điều trị các bệnh kế phát do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bạn cần phải cho gà dùng đúng liều lượng cũng như thời gian chỉ định của bác sĩ thú y.

- Áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng: Người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng đúng quy trình để hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn và virus. Có các biện pháp vệ sinh chuồng trại, sát trùng, phun kháng sinh và xử lý chất thải.
- Loại thải gà bị bệnh ra khỏi đàn hoặc có những biện pháp tiêu hủy gà bệnh phù hợp.
Bên cạnh đó, kê sử cần phải chú ý đến những yếu tố khác như chăm sóc, dinh dưỡng của gà trong quá trình điều trị. Đảm bảo môi trường sống trong chuồng trại chăn nuôi khô ráo, thoáng mát.
Cách phòng gà bị bệnh Marek
Công tác phòng bệnh Marek ở gà thường được chia thành 2 giai đoạn khác nhau: chưa có dịch và bùng phát dịch.
Khi chưa có dịch
Người nuôi gà có thể phòng bệnh Marek ở gà trong các trang trại chưa có dịch bằng các biện pháp sau đây:
- Biện pháp tốt nhất hiện nay chính là tiêm vaccine để phòng bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần áp dụng an toàn sinh học để đảm bảo đàn gà trong trang trại có sức khỏe tốt.
- Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học sẽ làm giảm sự truyền nhiễm.
- Cùng xuất hoặc cùng nhập gà ra vào trang trại.

- Sát khuẩn, khử trùng, quản lý chặt chẽ con người, phương tiện vào ra trại.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ. Thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên sát khuẩn một lần trên một tuần.
- Quản lý dinh dưỡng, đàn gà hợp lý nhằm giảm stress ở các giai đoạn khác nhau như vận chuyển gà hay chuyển giao thời tiết.
- Cho gà sử dụng dung dịch uống khoáng Biosol Poultry và Vitamin C để tăng cường miễn dịch.
- Ở gà con mới nở 1 ngày tuổi, bạn nên tiêm phòng vắc xin cho bệnh Marek. Đây là một trong những phương pháp phổ biến được nhiều kê sư tại Việt Nam áp dụng. Qua đó, những đàn gà được tiêm vắc xin đúng kỹ thuật sẽ có hiệu quả phòng bệnh tốt hơn.
Khi dịch bùng phát
Báo cho các bác sĩ thú y cơ sở hay chính quyền trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Nghiêm cấm vứt xác gà chết một cách bừa bãi, không bán chạy. Nên tiêu hủy gà chết, gà bệnh, lông và phân gà bị bệnh theo đúng quy trình.
Tăng cường khử trùng tiêu độc ở các chuồng trại đang có dịch bệnh. Tuyệt đối không được nuôi gà mới nhập về cùng khu với gà bị bệnh Marek. Bạn cần phải để trống chuồng gà từng nhiễm bệnh ít nhất 6 tháng trước khi chăn nuôi lứa mới.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về gà bị bệnh Marek mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp kê sư biết cách phòng ngừa cũng như điều trị một cách hiệu quả nhất. Đừng quên truy cập chuyên mục kiến thức chăn nuôi của đá gà Mộc Bài để tham khảo những kỹ thuật chăn nuôi bổ ích nhé.