Gà bị bệnh lắc đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu để bệnh ủ quá lâu vật nuôi sẽ xuất hiện thêm nhiều tình trạng nguy hiểm hơn. Thậm chí, bệnh lây la gây chết hàng loạt nếu nuôi số lượng lớn. Người nuôi cần phát hiện sớm để khắc phục triệt để mầm bệnh, chăm sóc gà chiến mau chóng hồi phục.
Lý do gà bị bệnh lắc đầu
Theo kinh nghiệm của sư kê tham gia đá gà Thomo lâu năm, tình trạng gà bị bệnh lắc đầu có thể do:
Nhiễm vi khuẩn ORT
ORT trên gà là căn bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn G – hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp tới đường hô hấp, phổi của vật nuôi.
Căn bệnh này có đặc tính lây lan nhanh, đặc biệt là ở những khu vực chăn nuôi gà tập trung. ORT truyền từ gà bệnh sang cho gà khỏe thông qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp. Khi gà mắc bệnh hắt hơi sẽ làm chất tiết tại đường hô hấp có chứa mầm bệnh bắn ra ngoài không khí. Từ đó, lây ra cho gà khỏe bằng đường hít thở.

Ngoài ra, gà bình thường cũng dễ bị lây bệnh thông qua hoạt động lan truyền bằng gió, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh. Đồng thời, con người cũng đóng “vai trò tích cực” trong sự phát vi khuẩn khiến gà bị bệnh lắc đầu.
Bệnh thường gặp nhiều nhất vào thời điểm mùa xuân, mùa hè cũng như thời điểm giao mùa khi độ ẩm không khí tăng cao. Nếu gà không được tiêm phòng đầy đủ, sức đề kháng yếu sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh.
Nhiễm vi khuẩn E.Coli
E.Coli là tình trạng truyền nhiễm do vi khuẩn gram âm Escherichia Coli gây ra trên gà. Vi khuẩn này thường ghép với ORT khiến gà bị bệnh lắc đầu nghiêm trọng hơn. Loại vi khuẩn này luôn có sẵn trong môi trường nuôi từ thức ăn, nước uống tới chuồng trại.
Khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc kém sức đề kháng của gà sẽ giảm do mắc các bệnh khác,… khiến vi khuẩn E.Coli bùng phát khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Gà có thể nhiễm bệnh trực tiếp hay gián tiếp qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi có mầm bệnh. Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này có thể lây qua trứng từ gà bố/mẹ sang gà con.
Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh lắc đầu
Môi trường sống bị ô nhiễm, gà ăn phải các thực phẩm bẩn, thiếu chất dinh dưỡng. Hoặc khí thải độc từ phân gà, thuốc diệt cỏ/trừ sâu càng làm tăng thêm nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với những gà chiến đá gà Campuchia khi nhiễm bệnh lắc đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể, dễ quan sát bằng mắt thường:

- Chiến kê thở gấp, dồn dập, hay ngáp và lắc đầu/mỏ liên tục.
- Gà bị sốt, biếng ăn, chảy nước mắt.
- Gà bị tiêu chảy.
- Gà ốm yếu, gầy và ít vận động không thể tham gia đá gà trực tiếp.
Gà bị bệnh lắc đầu chính là “kẻ giết người thầm lặng” giết chết gà một dần dần. Nếu người nuôi chủ quan, không có các biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời, tích cực gà chiến sẽ chết sau vài tuần.
Cách điều trị khi gà chiến mắc bệnh lắc đầu
Ngay khi phát hiện gà mắc bệnh lắc đầu người nuôi cần tìm cách để khắc phục sơ sớm. Tùy theo từng nguyên nhân mà các bạn có thể áp dụng phương thức điều trị phù hợp.
Điều trị khi gà bị nhiễm ORT
Gà nhiễm vi khuẩn ORT cần thực hiện ngay các biện pháp vệ sinh chuồng trại và dùng thuốc kháng sinh nhằm diệt khuẩn ORT:
Về chuồng trại
- Tăng cường khử trùng với vôi sống, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở của gà cho không gian sống khô ráo, thoáng khí.
- Chuồng nên xây kín, chắn được nắng, mưa. Phat quang bụi rậm xung quanh chuồng để diệt các ổ nấm bệnh trú ngụ.
- Bổ sung dinh dưỡng cho các bữa ăn bằng với các thực phẩm chứa vitamin như: A, C, D, B,…
- Sử dụng thuốc trợ lực và tăng sức cho gà.

Bổ sung thuốc kháng sinh
Nếu gà bị bệnh lắc đầu nặng nên chủ động tiêm hoặc cho gà uống thuốc kháng sinh ngay bằng cách: Hòa/ trộn Micosin kết hợp cùng Doxycycline, Flophenicol + Gentamycin,… vào trong cám, bột, rau, cho gà ăn/uống 1 lần/ngày.
Tuy nhiên, cần chú ý bổ sung đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Để đảm bảo an toàn hơn sư kê có thể nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ thú y để có được cách chăm sóc khi gà mắc bệnh đúng cách và hiệu quả nhất.
Do bệnh tiến triển chậm nên mỗi liệu trình cần điều trị trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Qua đó, thuốc sẽ có tác dụng tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Sau khi hết thời gian này, gà vẫn sẽ có tình trạng lắc đầu, khẹc, vẩy mỏ trong vài ngày sau đó mới khỏi hẳn.
Điều trị khi gà nhiễm E.Coli
Gà bị bệnh lắc đầu vì nhiễm E.Coli điều trị tương tự như khi bị nhiễm ORT. Tuy nhiên, người nuôi sẽ sử dụng loại thuốc khác sinh khác có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả:

Về chuồng trại
- Nhốt gà trong chuồng riêng và giữ cho nơi sinh sống của gà luôn khô ráo.
- Nếu nuôi theo đàn lớn nên giữ mật độ nuôi gà 8 con /m2.
- Chỉ nên thả gà khi trời khô ráo và có nắng ấm.
- Giữ độn lót luôn khô và tươi xốp. Nếu có điều kiện có thể đầu tư thêm đệm lót sinh học trộn cùng chế phẩm Balatsa.
Bổ sung thuốc kháng sinh
Khi xác định chính xác nguyên nhân gà bị bệnh lắc đầu nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh như:
- Amipicilin kết hợp cùng với thuốc Colistin.
- Colistin hòa cùng Neomycin.
- Sunfaguanidin kết hợp với Colistin/B complex/Điện giải.
- Khi dùng thuốc kháng sinh nên kiên trì điều trị trong 2 tuần liên tục.
- Đối với mùa mưa gió, trời lạnh sư kê nên chú ý việc giữ ấm cho gà. Đồng thời, bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của gà. Như vậy, hiệu quả phòng bệnh sẽ được nâng cao.
Nếu như chỉ chú ý bổ sung thuốc kháng sinh cho gà nhưng không áp dụng các biện pháp bảo vệ thì hiệu quả hết hết bệnh sẽ rất thấp. Để nâng cao hiệu quả phòng và điều trị, sư kê nên dành thời gian chú ý, thường xuyên xem đá gà và cách nuôi gà đá để có kinh nghiệm phát hiện các triệu chứng bất thường khác (nếu có). Từ đó, có thể có được phương án xử lý kịp thời, tránh để gây ra biến chứng đáng tiếc.
Lưu ý khi chăm sóc gà đá bị bệnh lắc đầu
Gà bị bệnh lắc đầu đều có những dấu hiệu dễ nhận biết ngay trên cơ thể. Người nuôi cần chú ý tới các thay đổi này để có lưu ý trong điều trị hiệu quả:
Cách ly gà có dấu hiệu nhiễm bệnh
Đây là lưu ý đầu tiên mà sư kê cần biết trong quá trình chăm sóc gà bệnh đó là phân loại các con có dấu hiệu bệnh và những chiến kê còn khỏe. Hơn nữa, gà bị bệnh lắc đầu vốn là bệnh truyền nhiễm nếu không cách ly ngay sẽ nhanh chóng lây sang cả đàn.

Ghi nhớ các triệu chứng bệnh
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường từ gà chiến các bạn hãy ghi nhớ chính xác các triệu chứng này. Sau đó, tới các tiệm thuốc thú y để được các bác sĩ tư vấn cách thức điều trị hiệu quả.
Tiêu trùng, khử độc chuồng gà
Nếu nhận thấy gà nhiễm bệnh lắc đầu ngay lập tức tiêu trùng khử độc chuồng trại, nhằm loại bỏ vi khuẩn – virus ký sinh tại chuồng nuôi. Ngoài ra, chú ý vệ sinh máng ăn – máng uống, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gà chống lại bệnh tật.
Gà bị bệnh lắc đầu nếu phát hiện sớm và có cách điều trị đúng cách sẽ hạn chế tình trạng lây nhiễm hàng loạt. Hy vọng những kiến thức trên đây từ đá gà Mộc Bài sẽ giúp các bạn có được thông tin hữu ích để phòng chống bệnh cho gà chiến.