Gà Bị Bại Liệt – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Chính Xác 

Trong quá trình nuôi gà hiện nay, gà bị bại liệt đã không còn là một tình trạng quá hiếm gặp. Do đó, nếu thấy chú gà mình nuôi bị bại liệt thì bạn đừng vội lo lắng. Thay vào đó, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của SV88 chia sẻ về một số nguyên nhân và cách xử lý gà bại liệt chính xác nhất!

Hé lộ một số nguyên nhân gà bị bại liệt 

Có khá nhiều nguyên nhân khiến gà bị bại liệt, trong đó phổ biến nhất là do thiếu chất dinh dưỡng hoặc gặp một số bệnh lý liên quan, cụ thể như sau: 

Gà bị thiếu canxi

Trong quá trình phát triển xương của gà, canxi là một nguyên tố cần thiết. Sau khi sinh nở từ 2 đến 4 tuần là giai đoạn mà gà cần được cung cấp canxi nhiều nhất. Vì ở thời kỳ này gà còn khá yếu nên việc cho chúng ăn thức ăn công nghiệp sẽ không hề có tác dụng phát triển xương cho gà, mà chỉ làm tăng thêm trọng lượng. 

Ngoài ra, do sư kê nuôi gà trong môi trường thiếu ánh sáng trực tiếp của mặt trời nên gà không thể hấp thụ được vitamin D. Cùng với việc thiếu dưỡng chất Canxi thì hiện tượng gà bị bại liệt là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Thiếu mangan ở gà 

Nếu phát hiện chân gà sưng to, phần chân, phần cánh bị ngắn đi một cách bất thường, biến dạng ở phần khớp bàn chân gà thì chứng tỏ gà bị thiếu mangan. Theo nhiều chuyên gia, thiếu mangan cũng là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng gà bại liệt, nên bạn cũng cần quan tâm nhé!

Gà bị bệnh Marek

Gà bị bại liệt do nguyên nhân mắc bệnh Marek
Gà bị bại liệt do nguyên nhân mắc bệnh Marek

Bệnh Marek đã không còn quá xa lạ với những bà con thường chăn nuôi gia cầm với những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Gà thường mắc bệnh ở khoảng 8 đến 24 tuần tuổi.
  • Xuất hiện tình trạng gà có 1 chân choãi về phía sau, 1 chân thì choãi về phía trước, bàn chân thì sẽ ngửa lên trời. 
  • Những ngón chân của gà vẫn chụm lại với nhau ngay cả khi chúng chạy.
  • Trạng thái của gà sẽ rất ủ rũ và bị kém ăn. 
  • Gà sẽ có phản xạ kém vì mắt nhìn không được rõ. 

Gà bại liệt do ấp nở kém

Có nhiều trường hợp gà bị bại liệt là do quá trình ấp trứng không được đảm bảo. Hoặc mầm bệnh đã được phát sinh từ trong trứng nên sau khi được sinh ra, gà đã bị bại liệt bẩm sinh. 

Gà mái bị thiếu chất trong giai đoạn đẻ và ấp trứng

Trong giai đoạn gà mái đẻ trứng và ấp trứng sẽ cần được cung cấp lượng canxi lớn hơn. Vì canxi là một chất cực kỳ quan trọng cấu thành nên vỏ trứng nên nếu trong quá trình gà đẻ trứng không nhận được đủ lượng Canxi. Vậy thì đây cũng là nguyên nhân khiến đàn gà con khi sinh ra bị bại liệt. 

Gà bị viêm da, bàn chân

Gà bị viêm da, bàn chân dẫn đến bị bại liệt 
Gà bị viêm da, bàn chân dẫn đến bị bại liệt

Một trong những nguyên nhân khác khiến gà bị bại liệt là do viêm da, viêm bàn chân. Dấu hiệu nhận biết là phần bàn chân của gà sẽ bị loét da hoặc thậm chí là hoại tử. Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung vào khẩu phần ăn của gà lượng men sống cần thiết. Kết hợp với vệ sinh thông thoáng và giảm độ ẩm chuồng trại, cũng như hạn chế để gà tiếp xúc với nước. 

Xem thêm  Gà Bị Bệnh Marek - Cẩm Nang Phòng Chống Và Điều Trị Hiệu Quả

Cách xử lý chính xác nhất khi gà bị bại liệt 

Khi gà bại liệt cần xử lý thế nào chính xác nhất? Hãy cùng tham khảo một số biện pháp xử lý ngay sau đây!

Phương pháp xử lý gà bại liệt do nguyên nhân thiếu Canxi, Mangan

Sau khi phát hiện gà bị bại liệt do nguyên nhân thiếu dưỡng chất Canxi, Mangan thì bạn cần nhanh chóng bổ sung đầy đủ lại các chất dinh dưỡng cần thiết này cho gà. Đồng thời sư kê cũng không được quên đi các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin A,D,E,B1,… Hãy trộn vào thức ăn hàng ngày hoặc pha vào nước uống cho gà hằng ngày để chúng dễ dàng nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Phương pháp xử lý gà bại liệt do nguyên nhân thiếu Canxi, Mangan
Phương pháp xử lý gà bại liệt do nguyên nhân thiếu Canxi, Mangan

Cách xử lý khi gà mắc bệnh Marek và bị bại liệt

Đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể khắc phục được triệt để tình trạng gà bị bại liệt do bệnh Marek. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng biện pháp xử lý theo hướng dẫn như sau:

  • Thường xuyên quan sát đàn gà thường xuyên để kịp thời phát hiện khi gà bị bệnh.
  • Nhanh chóng cách ly chú gà bị mắc bệnh, lưu ý tuyệt đối không được vận chuyển gà nhiễm bệnh ra ngoài. 
  • Tiêu độc, khử trùng cho chuồng trại của gà bằng các loại thuốc sát trùng định kỳ mỗi tuần. 
  • Trong quá trình xử lý đàn gà mắc bệnh Marek thì bạn không nên nhập thêm số lượng gà mới về để nuôi. 
  • Tăng cường sức đề kháng cho những chú gà còn khỏe bằng cách bổ sung lượng vitamin C và kháng sinh cần thiết.
  • Trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp và nhờ đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị nhưng không hiệu quả thì bạn nên tiêu hủy toàn bộ đàn gà mắc bệnh. Ví dụ như đốt rồi chôn chúng như với căn bệnh cúm gia cầm,… Lưu ý, bạn nên để trống chuồng của những chú gà mắc bệnh này ít nhất khoảng 3 tháng nhé!
Cách xử lý khi gà mắc bệnh Marek và bị bại liệt
Cách xử lý khi gà mắc bệnh Marek và bị bại liệt

Mẹo khắc phục gà bị liệt khi đẻ trứng đơn giản

Để tránh gà bị bại liệt do nguyên nhân xuất phát từ quá trình đẻ trứng thì bạn cần bổ sung cho gà mái đủ lượng canxi hàng ngày. Nếu không có canxi thì sư kê cũng có thể thay thế bằng một số chất dinh dưỡng từ bột tôm, bột cá, bột vỏ sò,… Sau đó trộn chung với nguồn thức ăn mỗi ngày cho gà mái đẻ trứng. 

Làm thế nào để phòng bệnh gà bị bại liệt hiệu quả nhất?

Nếu muốn đàn gà của mình luôn khỏe mạnh thì bạn cần phải áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa gà bị bại liệt dưới đây. 

Tránh mầm bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Trong số các biện pháp phòng ngừa gà bị bại liệt thì vệ sinh chuồng trại là một thao tác cực kỳ cơ bản. Phương pháp này sẽ giúp đàn gà của bạn tránh được rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, bạn cũng phải nhớ định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực sinh sống của đàn gà để kịp thời loại bỏ đi các mầm bệnh thường gặp. 

Tránh mầm bệnh cho gà bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Tránh mầm bệnh cho gà bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Bổ sung đủ dưỡng chất để phòng ngừa gà bại liệt 

Đặc biệt, sư kê cũng cần xây dựng được cho đàn gà chế độ ăn uống cực kỳ hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Đối với đàn gà trong thời kỳ đẻ trứng thì bạn cần phải quan tâm bổ sung nhiều hơn lượng canxi, để tránh đàn gà bị bại liệt do thiếu chất. 

Tiêm vacxin cho gà đến khi trưởng thành

Tuyệt đối không được chủ quan mà quên tiêm vacxin cho gà là kinh nghiệm được các cao thủ nuôi gà lâu năm chia sẻ. Để phát huy tối đa hiệu quả của vacxin giúp giảm thiểu hiện tượng gà bị bại liệt thì bạn cần phải cho gà tiêm vacxin cho đến khi trưởng thành. 

Quan sát đàn gà thường xuyên để phát hiện, chữa trị kịp thời

Để kịp thời phát hiện ra tình trạng bất thường ở gà thì việc quan sát đàn gà một cách thường xuyên và kỹ lưỡng là việc cực kỳ cần thiết. Theo đó, ngay khi phát hiện ra những chú gà bị bệnh thì sư kê cần đưa ra phương án cách ly nhanh chóng, tránh việc bị lây lan bệnh trong đàn gà của mình. 

Như vậy, trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân và cách xử lý chính xác nhất khi gà bị bại liệt. Nếu muốn xem thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa liên quan đến kỹ thuật nuôi gà, bạn hãy nhanh chóng truy cập vào website của Đá gà Mộc Bài nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *